2025 - Đà Nẵng - Hải Châu
Điểm: 100
Một cửa hàng bánh nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 đã đưa ra một chương trình khuyến mãi đối với khách hàng của mình như sau:
- Nếu khách mua từ ~1~ đến ~10~ sản phẩm thì giá mỗi sản phẩm là ~20.000~ đồng / sản phẩm. (TH1)
- Nếu khách mua từ ~11~ đến ~50~ sản phẩm thì từ sản phẩm thứ ~11~ đến sản phẩm thứ ~50~ giá mỗi sản phẩm chỉ còn ~18.000~ đồng / sản phẩm. (TH2)
- Nếu khách mua nhiều hơn ~50~ sản phẩm thì giá của những sản phẩm thứ ~51~ trở đi là ~15.000~ đồng / sản phẩm. (TH3)
Khách đến mua hàng khá đông và với số lượng lớn nên cần có chương trình máy tính hỗ trợ để tính số tiền khách phải trả. Hãy viết chương trình tỉnh giúp cửa hàng, với ~N~ là sản phẩm được nhập từ bàn phím.
Đầu vào
- Một số tự nhiên ~N~ là số sản phẩm.
Đầu ra
- Một số tự nhiên là tổng số tiền mà khách phải trả.
Chấm điểm
- 20% nếu tính đúng kết quả ở TH1.
- 40% điểm nếu tính đúng kết quả ở TH2.
- 40% điểm nếu tính đúng kết quả ở TH3.
Ví dụ
Input 1
5
Output 1
100000
Note
- Với ~N = 5~: Tổng số tiền phải trả là : ~5×20.000 = 100.000~ đồng.
Input 2
18
Output 2
344000
Note
- Với ~N = 18~: Tổng số tiền phải trả: ~10×20.000 + 8×18.000 = 73.240~ đồng.
Input 3
100
Output 3
1670000
Trong một hệ thống theo dõi dữ liệu, mỗi mục được ghi lại dưới dạng một danh sách các giá trị. Ban quản lý muốn loại bỏ tất cả các mục xuất hiện ít nhất trong danh sách để tập trung vào các mục phổ biến hơn.
Hãy viết chương trình xác định và loại bỏ tất cả các phần tử có số lần xuất hiện ít nhất trong danh sách.
Dữ liệu vào
- Dòng đầu tiên chứa số tự nhiên ~N~ là số lượng phần tử trong danh sách ~(1≤N≤100)~.
- Dòng thứ hai chứa ~N~ số tự nhiên là các phần tử của danh sách.
Dữ liệu ra
- Một dòng chứa danh sách các số còn lại sau khi xóa tất cả các số xuất hiện ít nhất và thứ tự không bị xáo trộn. Nếu danh sách rỗng, in ra
-1
.
Ví dụ
Input 1
10
3 1 2 3 4 2 4 5 5 3
Output 1
3 2 3 4 2 4 5 5 3
Note
- Số ~1~ có số lần xuất hiện ít nhất nên xóa số ~1~ khỏi danh sách.
Input 2
5
3 3 3 3 3
Output 2
-1
Note
- Số ~3~ có số lần xuất hiện ít nhất nên xóa hết các số ~3~. Danh sách không còn phần tử nào.
Input 3
9
5 3 5 3 2 5 2 1 1
Output 3
5 5 5
Note
- Số ~1~, ~2~ và ~3~ có số lần xuất hiện ít nhất nên xóa hết các số ~1~, ~2~ và ~3~.
Trong một buổi học toán, thầy giáo đưa ra một thử thách thú vị cho học sinh:
Các em hãy tìm tất cả các số nguyên tố ẩn bên trong một đoạn văn bản. Nếu không có số nguyên tố nào, hãy trả lời -1
.
Học sinh cần tìm ra các số trong đoạn văn bản, kiểm tra xem số nào là số nguyên tố, rồi in ra danh sách các số nguyên tố tìm được theo thứ tự xuất hiện.
Dữ liệu vào
- Một chuỗi ký tự ~S~ có độ dài không quá ~1000~ ký tự, chứa cả chữ cái và chữ số. Các số trong chuỗi có thể nằm rải rác giữa các ký tự chữ.
Dữ liệu ra
- Một dòng duy nhất chứa các số nguyên tố tìm được, cách nhau bởi dấu cách. Nếu không tìm thấy số nguyên tố, in ra
-1
.
Ràng buộc
- Các số có thể có tối đa ~6~ chữ số.
- Một số có thể xuất hiện nhiều lần, nhưng chỉ cần lấy lần xuất hiện đầu tiên theo thứ tự xuất hiện.
Sample
Input 1
Baithi999331ratkho123456
Output 1
999331
Note
- Số ~999331~ là số nguyên tố, nhưng số ~123456~ thì không phải.
Input 2
Học sinh A làm được 20, học sinh B được 35
Output 2
-1
Note
- Số ~20~ và số ~35~ không phải là số nguyên tố.
Input 3
Ketquathi2357nhung2357vanphaitiep1901tuc1901
Output 3
2357 1901
Note
- Số ~2357~ và ~1901~ là số nguyên tố.
Điểm: 100
Cho các hình được tạo bởi những hình vuông có cạnh là 1 đơn vị theo quy luật như sau:

Hãy tính tổng diện tích các hình với ~N~ được nhập vào từ bàn phím.
Dữ liệu vào
- Một số tự nhiên ~N~ ~(1 \le N \le 10^{12})~
Dữ liệu ra
- Vì kết quả có thể rất lớn nên chỉ cần in ra phần dư của tổng diện tích khi chia cho ~10007~.
Chấm điểm
- 40% số test với ~N \le 10^6~.
- 60% test còn lại với ~10^6 < N \le 10^{12}~.
Ví dụ
Nhập vào
4
In ra
100
Nhập vào
10
In ra
3025